Thuở nhỏ ai cũng được nghe những bài hát ru quen thuộc trong dân gian, nhưng nhà mình có thêm những bài rất lạ, không thấy được hát ru trong những gia đình khác. Nhờ được nghe nhiều và còn ru những đứa em, nên đã qua bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn nhớ.
Bài sau đây được cha cắt nghĩa là kể câu chuyện một đứa nhỏ chơi bên bờ hồ rồi bị chết đuối; bài này còn có được đặt một lời về Giáng-sinh mà cha và chú Điều, dạo từ Lai-khê về tạm trú ở nhà mình, rán nhớ để viết lại nhưng hình như không đầy đủ.
Hơi xuân hòa, gió xuân mát
Hoa thơm ngát, chim hót trên cành
Bên bờ liễu bàu nước xanh long lanh
Chơi một mình trên thảm cỏ dơ xanh, kìa trẻ chạy lanh chanh
Xem sứ điệp khoe sắc đẹp, bay lượn quanh vòng quanh
Buông mình đậu nhè nhẹ trên sen
Mê hồn tiên kìa trẻ lại gần bên tay vươn phải, mình nghiêng
Bướm bay lộng, hoa lay động, sóng khỏa xao lan xao
Ôi thôi rồi chìm ngọc châu, rơi châu
Xanh một màu hồ thầm lặng làm sao xui lòng mẹ thêm đau
Này hồn con, hoa được thấy
Cùng bay tiêu diêu tháng ngày
Xa nơi, xa nơi trần tục
Trần tục, trần tục cay chua cay
Vui say, vui say chốn này
Ai trong sạch mới vào được đây
Bài thứ hai có lẽ thông dụng vì dễ hát hơn:
Tôi yêu xóm nghèo nhà tranh mái thấp xiêu xiêu
Quanh co ngõ quen, quen từng tấc đất quen vào
Cây đa vút cao đưa làn gió mát vào xóm
Con sông nước xanh, thuyền xuôi ngược sớm ngày chiều hôm
Ở đây không có gác son nhà lầu
Ở đây không gặp cửa lớn tầng cao
Ở đây bạn nghèo của tôi rất giàu
Giàu chí, giàu lòng, giàu sức cần lao
Từ mờ mờ sương khi ánh nắng vừa gieo vương
Từng đoàn cô gái đã gánh gánh ra chợ rồi
Vui chung tiếng cười là đoàn trai đi gặt hái
Ê a khắp xóm tiếng học bài rộn bên tai
Ngày ngày gặp nhau tay bắt tiếng chào tương thân
Đường về chung lối tứ xứ chẳng thân cũng gần
Ai ơi dẫu nghèo cuộc đời tôi không mờ tối
Đi đâu cũng nhớ về nơi xóm nghèo của tôi.
Có một bài khác nhưng không nhớ được hoàn toàn:
Bài sau đây được cha cắt nghĩa là kể câu chuyện một đứa nhỏ chơi bên bờ hồ rồi bị chết đuối; bài này còn có được đặt một lời về Giáng-sinh mà cha và chú Điều, dạo từ Lai-khê về tạm trú ở nhà mình, rán nhớ để viết lại nhưng hình như không đầy đủ.
Hơi xuân hòa, gió xuân mát
Hoa thơm ngát, chim hót trên cành
Bên bờ liễu bàu nước xanh long lanh
Chơi một mình trên thảm cỏ dơ xanh, kìa trẻ chạy lanh chanh
Xem sứ điệp khoe sắc đẹp, bay lượn quanh vòng quanh
Buông mình đậu nhè nhẹ trên sen
Mê hồn tiên kìa trẻ lại gần bên tay vươn phải, mình nghiêng
Bướm bay lộng, hoa lay động, sóng khỏa xao lan xao
Ôi thôi rồi chìm ngọc châu, rơi châu
Xanh một màu hồ thầm lặng làm sao xui lòng mẹ thêm đau
Này hồn con, hoa được thấy
Cùng bay tiêu diêu tháng ngày
Xa nơi, xa nơi trần tục
Trần tục, trần tục cay chua cay
Vui say, vui say chốn này
Ai trong sạch mới vào được đây
Bài thứ hai có lẽ thông dụng vì dễ hát hơn:
Tôi yêu xóm nghèo nhà tranh mái thấp xiêu xiêu
Quanh co ngõ quen, quen từng tấc đất quen vào
Cây đa vút cao đưa làn gió mát vào xóm
Con sông nước xanh, thuyền xuôi ngược sớm ngày chiều hôm
Ở đây không có gác son nhà lầu
Ở đây không gặp cửa lớn tầng cao
Ở đây bạn nghèo của tôi rất giàu
Giàu chí, giàu lòng, giàu sức cần lao
Từ mờ mờ sương khi ánh nắng vừa gieo vương
Từng đoàn cô gái đã gánh gánh ra chợ rồi
Vui chung tiếng cười là đoàn trai đi gặt hái
Ê a khắp xóm tiếng học bài rộn bên tai
Ngày ngày gặp nhau tay bắt tiếng chào tương thân
Đường về chung lối tứ xứ chẳng thân cũng gần
Ai ơi dẫu nghèo cuộc đời tôi không mờ tối
Đi đâu cũng nhớ về nơi xóm nghèo của tôi.
Có một bài khác nhưng không nhớ được hoàn toàn:
(Trinh: em còn nhớ bài này khá rõ, nên xin bổ túc cho anh Thạch bằng chữ xanh lá cây)
Con này, con lắng tai nghe lời mẹ căn dặn một, hai
Dặn cùng con chớ ham chơi bời
Cái phận làm trai: trung, hiếu hai vai
Chăm lo đèn sách hôm mai
Để đua bơi với người cho kịp
Học cho biết luân thường, đạo lý
Học cho đặng cách vật, trí tri
Rộng suy, công thương trăm nghề
Người mắt tai nên rộng thấy nghe
Bốn phương là chí nam nhi
Nghiệp nhà ta phiệt duyệt thế gia
Tài ba , thông minh giống nhà
Nhớ ngày xưa tổ tông oanh liệt
Tay hào kiệt anh hùng biết mấy
Lê Lợi, Lý Bôn, Hưng Đạo, Trưng Vương
Việt Nam hỡi người Việt Nam
Vốn con nhà dòng dõi rồng tiên
Nghiệp bút nghiên nối nghiệp tổ tiên
Con này , con này kể truyền
Mẹ khuyên con gắng công mà học
Sắt mà mài lâu ngày cũng nên kim.
Dặn cùng con chớ ham chơi bời
Cái phận làm trai: trung, hiếu hai vai
Chăm lo đèn sách hôm mai
Để đua bơi với người cho kịp
Học cho biết luân thường, đạo lý
Học cho đặng cách vật, trí tri
Rộng suy, công thương trăm nghề
Người mắt tai nên rộng thấy nghe
Bốn phương là chí nam nhi
Nghiệp nhà ta phiệt duyệt thế gia
Tài ba , thông minh giống nhà
Nhớ ngày xưa tổ tông oanh liệt
Tay hào kiệt anh hùng biết mấy
Lê Lợi, Lý Bôn, Hưng Đạo, Trưng Vương
Việt Nam hỡi người Việt Nam
Vốn con nhà dòng dõi rồng tiên
Nghiệp bút nghiên nối nghiệp tổ tiên
Con này , con này kể truyền
Mẹ khuyên con gắng công mà học
Sắt mà mài lâu ngày cũng nên kim.
Không biết khi tới Vũ thì có còn được nghe những bài này không ?
(Sơn : Khi được ru thì mình không thể nhớ vì lúc đó còn quá nhỏ, nhưng khi đã lớn mà nghe cha mẹ ru những đứa em của mình thì những điệu ru trở thành kỷ niệm đẹp tuổi thơ. Càng nhiều em thì những bài hát ru càng trở nên thân quen. Người ta thường nói “mẹ ru con” chớ ít nghe ai nói “cha ru con”, nhưng trong gia đình mình, tiếng ru của cha lại ghi đậm nét hơn là của mẹ, bởi lý do đơn giản là cha thích hát, cha thường hát và cha biết nhiều bài. Những bài anh Thạch đã ghi lại, anh cũng biết và cũng thuộc lòng, vì đã được nghe cha ru Thạch, Vân, Phong, Trinh và Nguyên. Từ Thủy trở xuống thì anh ít về nhà hơn, nên anh không biết cha còn hát ru các em nữa hay không.
Bài “Tôi Yêu Xóm Nghèo” là một bài hát của Phạm Duy mà cha và cậu hay kéo đờn violon và hát chung. Mẹ cũng biết bài này nữa.
Nói về bài hát ru, không thể không nhắc tới bài “À ơi ! Cái ngủ mày ngủ cho lâu … để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về… bắt được con chăm con trê…cầm cổ lôi về nấu nướng cho cái ngủ ăn … cái ngủ ăn chẳng hết …để dành đến Tết mồng ba …”, vì đó là bài hát lưu truyền giữa các chị em với nhau, bắt chước từ trong sách tập đọc, từ chị Tuyết, hay từ anh Sơn truyền xuống. Hễ mỗi lần xang võng ru em thì câu đầu tiên trên cửa miệng hầu chắc phải là: à ơ ơi .. cái ngủ mày ngủ cho lâu …).
(Vân: Anh Thạch tài nhớ quá, đọc lời ru của anh mà lời ru mới sống lại trong em, mặc dù trước kia em đã thuộc nằm lòng những bài hát bài ru đó. Bài anh không nhớ được hoàn toàn thì em vẫn nhớ rõ từng chữ, nhưng Trinh đã chép lại cho anh rồi, em không viết lại nữa. Ngoài ra cũng còn một bài khác, đó là bài Mẹ Cha.
Vì ai ta lớn ta khôn?
Ai yêu, ai ấp, ai bồng, ai mang?
Ai xem như ngọc như vàng?
Ai nâng như báu trên bàn lắc leo?
Khi đau ai lặn ai trèo?
Khi nguy ai liệu mọi điều cho ta?
Khi ăn chưa biết ai và?
Khi đi chưa biết ai ra dắc lần?
Đêm khuya ai lại ngồi gần?
Nắng hè ai quạt gió lồng ai che?
Ai ra một bước trông về?
Ai xa một bước trông kề ta luôn?
Ta buồn ai cũng chịu buồn?
Ta vui ai cũng vui duồng với ta?
Người kia ấy mẹ ấy cha?)
(Sơn: bài ru “Mẹ Cha” chị Vân đã nhớ lại hay quá! Đọc kỹ từng câu từng chữ mới thấy thấm thía ý nghĩa của tình yêu và lòng quan tâm sâu nặng của bậc cha mẹ dành cho con cái mình. Vân quên nhiều chuyện mà bài ru này thì lại nhớ vanh vách!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét