11/08/2009 09:47 (GMT + 7) | ||||||
(TuanVietNam) - “Trước những đội quân xâm lược, người Việt Nam chưa hề run sợ, nhưng tại sao bây giờ người Việt Nam lại run sợ trước những đội quân của các nền kinh tế? | ||||||
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đầy sự sáng tạo. Tôi có may mắn được lang thang tới nhiều vùng trên thế giới và những gì thế giới biết về chúng ta đều là các di sản do ông cha làm ra. Sáng tạo thứ nhất là, bên cạnh tất cả nghệ thuật rối của các nước như Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Hàn Quốc, hay Nhật đều có những điểm tương đồng về địa lí,về tôn giáo, về văn hóa với Việt Nam, nhưng cuối cùng người Việt Nam cũng sáng tạo ra loại hình nghệ thuật kì diệu nhất thế giới đó là rối nước. Đó là một sáng tạo lớn của người Việt, đầy cá tính và đặc biệt. Sáng tạo thứ hai của người Việt được thế giới biết đến là món Phở. Bên cạnh tất cả các món như mì vằn thắn, sủi cảo của người Trung Hoa, mì lạnh Hàn Quốc và những món ăn mà tôi khái niệm là dùng sợi của mì hay gạo cùng với nước dùng thì phở Việt Nam vẫn giữ ngôi vị thống trị trên thế giới. Những người nước ngoài đến Việt Nam đều rất thích ăn phở và những người nước ngoài ở Mĩ, ở Úc, ở Anh hay ở châu Âu cũng thích thú với món ăn này. Nhưng trong thời đại mới, một mặt phải tiếp nối những di sản mà cha ông để lại, chúng tôi phải tạo một tinh thần mới, một thông điệp mới, một không gian mới, một cảm xúc mới trong những sáng tạo mới, thưa GS Tom Cannon, nếu ông được quyết định toàn quyền rằng Việt Nam phải chọn lựa sản phẩm nào, phải chọn lựa sự sáng tạo nào hiện nay cho thế giới, ông sẽ chọn lựa như thế nào. Có phải Việt Nam sẽ đi vào những công nghệ phần mền như Ấn Độ, sẽ làm ra những sản phẩm về may mặc hay những sản phẩm về nông sản? Quang cảnh cuộc Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Trường Giang Giáo sư Tom Cannon: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể đặt vấn đề ngược lại như sau: khi nói đến 1 sản phẩm không nên nghĩ theo cách truyền thống là nông sản hay một sản phẩm thuần túy. Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt các thứ như: phần mềm, áo quần, thức ăn, thực phẩm, thức uống, cà phê… cách đó không phải sáng tạo nữa rồi. Chúng ta phải nghĩ là có giá trị nào mới từ những sản phẩm đó. Chẳng hạn, chúng ta có sáng tạo liên tục và cải thiện những giá trị mới cho những sản phẩm có thể gọi là cũ. Tại sao không nghĩ rằng cà phê sẽ phổ biến khắp nơi ở tại thị trường châu Á, ở tại Mĩ, ở tại châu Âu chẳng hạn. Tại sao chúng ta không nghĩ rằng chính chúng ta sẽ tạo ra những nhu cầu mới cho những sản phẩm cũ của chúng ta. Thí dụ như ta đi uống cà phê, ta đến một quán cà phê nào đó tại Pháp chẳng hạn, họ có thể gọi: “cho tôi cà phê Canion, cho tôi cà phê Colombia đi”, chúng ta phải làm sao để họ hô lên rằng: “cho tôi cà phê Việt Nam”. Để làm được điều đó, chúng ta phải liên tục sáng tạo và cải tiến, luôn luôn là như vậy. Ví như ở Mỹ, khi người tiêu dùng ngán ngẩm vì gạo khiến cho người dùng có nguy cơ mập, vậy là có người nghiên cứu và cho đời loại gạo không gây mập và họ trúng lớn. Và thử ngồi đây, nghĩ lại 30 năm về trước, khi đó, chắc chắn sẽ không ai có thể tưởng tượng rằng nhân loại sẽ có được 1 cái điện thoại mà có thể nghe nhạc được, có thể vào internet. Vì vậy, chúng ta phải liên tục cải thiện và chúng ta phải liên tục sáng tạo ra những giá trị mới. Xin đặt một câu hỏi mở là trong 15 năm tới chắc chắn trên thị trường sẽ có một sản phẩm hoàn toàn mới và sản phẩm đó sẽ thống lĩnh thị trường mà ngay thời điểm này sản phẩm đó chưa tồn tại. Vậy chúng ta muốn sản phẩm đó từ Việt Nam đi ra hay là từ một quốc gia khác trên thế giới? Năm nhóm vấn đề nền tảng Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Tôi muốn chờ xem ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ có bao nhiêu câu trả lời cho câu hỏi này. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ Thứ nhất, thế mạnh của đất nước là nông nghiệp, vậy thì sáng tạo trên nền nông nghiệp là cái gì. Vì thế phải có một chiến lược nghiêm túc về nông nghiệp, phải hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp. Về nông sản, Việt Nam có thể cạnh tranh trên các giai đoạn, nghĩa là tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng chứ không phải là cung cấp nguyên liệu thô, sức lao động hoặc mặt bằng. Vậy thì phải chuẩn bị gì và phải chọn những loại nông sản nào để chúng ta tiến lên? Phải tính cho kỹ việc xây dựng thương hiệu như thế nào, từ chỉ dẫn địa lí, chỉ dẫn ngành đến chỉ dẫn từng thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp. Cái này quan trọng lắm. Nếu biết làm, biết liên tục sáng tạo thì chúng ta hoàn toàn đã đánh thức được sức mạnh của dân tộc thông qua cái ngành nông sản rồi. Thứ hai, là vấn đề hạ tầng và vấn đề công nghiệp. Chúng ta định vị theo đuổi ngành công nghiệp nào, những hạ tầng về xây dựng, hạ tầng về năng lượng chúng ta phải xử lí ra sao trên cái căn bản để đặt nền tảng cho sự phát triển quốc gia và sáng tạo trên đó như thế nào. Đây vẫn là câu hỏi chúng ta cần phải thảo luận nghiêm túc để có thể trả lời. Thứ ba, cực kì quan trọng, sẽ đặt nền móng cho toàn bộ các vấn đề chúng ta đang thảo luận ngày hôm nay, đó là nhóm giáo dục và y tế. Giáo dục cần được xử lí như thế nào? Quan điểm, triết lí giáo dục chúng ta đang theo đuổi là gì? Và thể chất, sức khỏe người Việt nữa. Nếu không có sức khỏe thì không làm được gì đâu, cái môi trường sống, cả đảm bảo về an toàn vệ sinh, tất cả mọi cái để người Việt có thể phát triển thể chất tốt. Thứ tư, là nền công nghiệp du lịch dựa trên tất cả vấn đề hữu hình và vô hình, vấn đề sinh thái và toàn bộ… trong đó có ẩm thực. Biển cả, rừng núi rồi vốn liếng di sản từ vật thể đến phi vật thể, chúng ta đóng gói lại để trình bày với thế giới để mang thế giới đến đây ở một đẳng cấp khác. Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng biểu tượng Việt Nam dựa trên những thứ đó. Sáng tạo là sáng tạo trên nền này. Làm sao khác biệt, làm sao hấp dẫn thế giới trên những cái đó đây? Thứ năm, quan trọng hơn hết, đó là xu hướng của kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức. Tài sản lớn nhất của dân tộc này chính là sức trẻ và trí tuệ người Việt. Giờ đây phải quy hoạch lại trên những phân đoạn tạo giá trị và có thể đua tranh với thế giới. Ngay bây giờ chúng ta phải tính, để rồi 20 – 30 năm sau chúng ta có một thế hệ có thể nhảy vọt trên một tầm nhìn mới. Điều này chưa ai đặt ra cả. Trong 5 yếu tố tôi vừa kể ra thì 2 cái đầu là cái đặt nền tảng và 3 cái sau là chúng ta đặt nền móng cho vấn đề nhảy vọt. Không dám đua tranh thì làm sao chiến thắng Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Với tư cách cá nhân, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm ông Vũ đưa ra. Nhưng tôi muốn trở lại một điều cụ thể hơn, chúng ta bắt đầu đi từ những con đường rất nhỏ để ra một đại lộ lớn. Có một hiện thực tâm lí rằng những nhà sản xuất ô tô Việt Nam luôn luôn kinh hãi không bao giờ đi qua được người Nhật. Những người làm đồ điện tử Việt Nam thì kinh hãi không bao giờ qua được người Hàn Quốc… Nhưng tôi cảm nhận rằng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, khi đứng trước các nhà cà phê khổng lồ trên thế giới hình như đã không có nỗi sợ hãi đó. Phải chăng vì trong tư tưởng của ông, trong những hoạch định của ông và trong những bước đi của Trung Nguyên đã có những cơ sở để ông tin vào con đường của mình? Vậy ông có thể lí giải như thế nào về sự sợ hãi của một số nhà sản xuất Việt Nam trước những nhà sản xuất lớn trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ và các nước khác…? Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Cảm ơn câu hỏi này bởi vì đây là niềm tự hào của tập đoàn Trung Nguyên chúng tôi. Nói đến người Mỹ, nói đến người Hàn, nói đến người Singapore, nói đến người Nhật chúng ta đều ngưỡng mộ. Vậy họ có phải là thần thánh không? Không! Họ không là thần thánh, họ là con người. Vậy thì họ làm được, hà cớ gì chúng ta không làm được. Chúng ta phải gọi nhau, chúng ta phải nói chuyện với nhau, chúng ta phải làm được. Chúng ta phải làm được những gì thế giới có thể làm và nếu có thể phải làm tốt. Nhưng có vẻ như tư tưởng này vẫn chưa thực sự chưa ngự trị nhiều trong vấn đề của người Việt. Khi anh không dám đua tranh thì làm sao anh nghĩ ra cách anh có thể thi thố với người ta. Và nếu anh không nghĩ ra cách thi thố thì sao anh nghĩ đến chiến thắng cuối cùng. Không bao giờ có. Không dám thì hai vế sau không bao giờ có. Tôi biết đôi khi đối đầu với những người khổng lồ thì thương hiệu của tôi thua họ, tài chính tôi thua họ, hệ thống phân phối của tôi cũng thua họ, vấn đề nghiên cứu phát triển tôi thua họ, mạng lưới tôi thua… và sự hậu thuẫn bởi cả một quốc gia tôi cũng thua. Do vậy, nỗ lực thi thố của chúng tôi phải gấp 10 lần so với một thương hiệu nào đến từ nhiều quốc gia khác, nhưng xét cho cùng thì tôi không sợ. Ở đây quay lại, tôi có một cái nhìn khác. Nếu ngày xưa, dân tộc này hãi sợ người Mỹ thì không dám đánh Mỹ và không thể thắng Mỹ. Quan trọng là chúng ta đã chiến thắng Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa nói rằng dân tộc Việt Nam, trước đội quân cực mạnh như quân đội Pháp, trước một đội quân còn mạnh hơn nữa là đội quân xâm lược Mỹ, nhưng người Việt Nam chưa hề run sợ. Nhưng bây giờ người Việt Nam lại run sợ trước những đội quân của một nền kinh tế. Là một người ngoài cuộc, ông hãy lí giải tại sao người ta không sợ cái chết, người ta không khuất phục trước những đội quân mà các nước khác sợ. Nhưng đến bây giờ họ lại run rẩy trước một cái ô tô đầy tính thực dụng của người Nhật? Giáo sư Tom Cannon Thứ hai, quay lại câu chuyện tại sao trong thời chiến chúng ta lại đánh thắng nhưng trong thời này chúng ta lại dễ dàng khiếp sợ. Trong các trường Đại học, người ta đã cho ếch thử phản ứng với sự thay đổi. Trường hợp thứ nhất, người ta đem một nồi nước sôi và thả ếch vào thì ếch nhảy ra tức thì. Kết quả là 90% ếch sống được. Trường hợp thứ hai là thả ếch vào nước lạnh và đun từ từ, lúc đầu ếch cũng bơi rất là thích thú, cho đến lúc nước sôi thì 100% ếch đã chết. Bài học rút ra cho Việt Nam là trong thời chiến, chúng ta là trường hợp con ếch bị thả vào nước sôi, đến đột ngột và chúng ta đã phải nhảy, và cả dân tộc chúng ta đã phản ứng rất nhanh. Còn trong thời bình thì phải cẩn thận, coi chừng chúng ta đang rớt vào trường hợp của những con ếch thứ hai. Đó là một cuộc chiến, nó cứ từ từ, nó rất là mềm mại và chúng ta không khéo sẽ chết trong nồi nước sôi 100 độ. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Chúng ta có truyền thống đó nhưng truyền thống về thương mại chúng ta không có. Hàng ngàn năm nay, đất nước này không trọng thương mại nên xét cho cùng chúng ta mới tham gia vào sản xuất và cung ứng dịch vụ trong 20 năm gần đây mà thôi. Chính điều này đã tạo nên sự hãi sợ, sự thiếu tự tin của người Việt. Tuy nhiên, cái đó không quan trọng. Quan trọng là chúng ta đã đánh thắng vì chúng ta xác lập đó là thời chiến với sự sống còn và chúng ta nỗ lực toàn bộ cho cuộc chiến đó. Bây giờ, là một cuộc chiến không tiếng súng và chúng ta tưởng đâu là thời bình. Cuộc cạnh tranh hiện nay vô cùng khốc liệt, không dễ nhận ra. Nó không phải là cạnh tranh sống còn nhưng ở đây là nỗi nhục nghèo, tụt hậu xa cách… Tôi rất là thú vị khi tổng kết đất nước Nhật sau thế chiến thứ hai, khi mà người Nhật thua cuộc chiến đó rồi thì họ không tuyên bố nhưng họ dồn toàn tâm toàn ý vào một cuộc chiến mới đó là cuộc chiến về kinh tế. Giờ đây người Nhật có thể nói không với người Mỹ. Thương hiệu Việt có thể chi phối thế giới nếu biết cách làm Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Khi nói về nỗi sợ hãi của những người Việt nói chung và của những doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trước những nền kinh tế lớn trên thế giới, lí giải của ông Vũ là có cơ sở, có thể chưa phải là tất cả. Tôi muốn hỏi ông Đặng Lê Nguyên Vũ về chính thương hiệu Trung Nguyên của ông: Dường như trong tất cả những gì ông đã làm được, Trung Nguyên đã làm được và đang làm, đang ước mơ chứng tỏ không một nỗi sợ hãi. Tôi xin hỏi ông một câu hỏi đầy tính cá nhân là khi ông đến với Trung Nguyên, khi mỗi một người hay mỗi một dân tộc đến với điều gì đó thì luôn luôn có sự mách bảo nào đó. Mách bảo ở đây chúng ta không thể hiểu là mách bảo từ thánh thần mà là một điều gì đó trong anh ta hay quanh anh ta mách bảo. Vậy thì khi ông đến với cà phê thì sự mách bảo của ông là gì, đó là sự mách bảo của cảm xúc hay của lí trí hay của một điều gì khác nữa? Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi tìm đến cà phê giống như tìm đến một sự thoát nghèo cho gia đình và đại gia đình. Tại vì nhiều lần tôi có nói, khi bố tôi bị đau mà chỉ cần 2 triệu đồng để mua thuốc thôi mà kiếm trong đại gia đình không được. Khi đó tôi còn là một sinh viên mới lớn, và tôi thề rằng sẽ đưa gia đình này thoát nghèo. Nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy cà phê không còn là vấn đề kinh tế thuần túy. Càng ngày tôi càng thấy đây là vấn đề triết lí, những vấn đề về quan điểm sống. Khi tôi phát hiện cà phê có thể trở thành một quyền lực mềm, Việt Nam có thể chi phối toàn thế giới nếu chúng ta biết cách làm. Đến ngày hôm nay tôi thấy rõ ràng có một nguồn lực vô hình và những lực lượng trong nội tại của chúng ta mà thế giới đang chờ Việt Nam tổ chức trở lại để đưa vào một diễn trình mới. Thông qua nó Việt Nam sẽ có một vị thế mới mà hàng ngàn năm nay có thể phát ngôn được tiếng nói của mình thông qua cà phê. Trung Nguyên là một trong những đơn vị nằm trong diễn trình của cà phê Việt nên buộc chúng tôi phải làm một cuộc cách mạng với chính mình. Tôi đặt mục tiêu Trung Nguyên phải đi chinh phục thế giới chứ không phải chỉ nằm trong nước. Đạt vị trí số một Việt Nam rồi, giờ là lúc phải đặt ra vấn đề đi chinh phục thế giới. Vậy Trung Nguyên sẽ chinh phục thế giới thế nào khi phải đối diện với những ông lớn khổng lồ như Starburst, Sarali, Nestle. So sánh tương quan như vậy thì rõ ràng nếu là một kẻ nhát thì đã phải sợ ngay nhưng với Trung Nguyên thì cho rằng chúng tôi cần phải khôn ngoan hơn họ. Phải có nghệ thuật thắng từng bước và tiến tới thắng toàn diện. Phải biết thế, lực, phải biết vận tâm dụng trí, phải biết tranh thời như thế nào từng giai đoạn để ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
|
11/8/09
Không xông pha thương trường thì làm sao chiến thắng?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét